Giao lưu trồng rừng ngập mặn hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản

Minh An (T/h)|11/09/2018 08:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Mục tiêu của chương trình là phòng ngừa thảm họa và cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người dân nghèo ven biển thông qua các nguồn lợi hải sản tự nhiên, qua đó, nâng cao nhận thức về vai trò phòng ngừa thảm họa, thiên tai của rừng ngập mặn.

(Moitruong.net.vn) – Ngày 10/9, tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra “Chương trình giao lưu trồng rừng ngập mặn hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 8”, nhân dịp kỷ niệm 25 hợp tác giữa Ban nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn (MERD), Viện Tài nguyên và Môi trường (CRES), Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) và Tổ chức Hành động và phục hồi rừng ngập mặn (ACTMANG).

»»» Loài vẹt đuôi dài Spix, nổi tiếng trong phim Rio chính thức tuyệt chủng

»»» Bình Thuận: Tuyên truyền ngăn chặn khai thác hải sản bất hợp pháp

Nhiều em nhỏ tham gia trồng cây gây rừng tại chương trình giao lưu.
(Ảnh: TH).

Phát biểu khai mạc, TS. Võ Thanh Sơn – Viện phó Viện Tài nguyên và Môi trường (CRES), Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay: Rừng ngập mặn (RNM) được biết đến như một hệ sinh thái quan trọng có năng suất cao ở vùng cửa sông ven biển và các đảo ven bờ. Hệ sinh thái RNM có tác dụng to lớn trong việc ổn định bờ biển, lọc nước, mở rộng bãi bồi, là “bức tường xanh” chắn sóng, bão, nước triều dâng và các thảm họa thiên nhiên khác. RNM có vai trò trong việc giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu cũng như những hệ quả mà biến đổi khí hậu có thể gây ra. Hàng thế kỷ nay, RNM đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội của người dân ven biển vì RNM đã cung cấp vật liệu xây dựng, than, củi, tanin, thực phẩm, lông chim, mật, dược phẩm và nhiều sản phẩm khác…

Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, RNM Việt Nam đang phải đối mặt với sự suy thoái do áp lực tăng dân số và phát triển kinh tế. Khai thác quá mức tài nguyên RNM, chuyển đổi đất RNM sang các mục đích khác… là những nguyên nhân làm suy thoái hệ sinh thái RNM.

Chương trình đã thu hút gần 150 người tham gia; trong đó có hơn 60 tình nguyện viên đến từ Nhật Bản và các quốc gia khác. Ngoài ra còn có sự tham gia của các cơ quan, đoàn thể của tỉnh Quảng Ninh và nhân dân xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên. Dự kiến trong 3 ngày từ 10-12/9, chương trình sẽ trồng 3ha rừng ngập mặn. Nhờ những chương trình phục hồi, trồng rừng ngập mặn đã góp phần giảm thiểu những tác động xấu đối với môi trường, xóa đói giảm nghèo, đồng thời nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Ngay sau buổi lễ, đông đảo cán bộ, con em Ban MERD, các thành viên tình nguyện viên đến từ Nhật Bản và một số quốc gia khác; Công ty Bảo Việt Tokio Marine Hà Nội; khách mời và nhân dân xã Đồng Rui … đã hưởng ứng tham gia trồng cây gây rừng. Dự kiến có khoảng hơn 300 nghìn cây được trồng trong đợt này.

Minh An (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giao lưu trồng rừng ngập mặn hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản