Kiên Giang: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp

Trương Anh Sáng|20/06/2019 13:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – UBND huyện Giang Thành (Kiên Giang) vừa ban hành kế hoạch số 65 về Hành động đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2019.

Việc làm nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm .Kiểm tra, kiểm soát kịp thời, ngăn chặn, xử lý việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, thuốc BVTV trong nông nghiệp và lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Điều này còn tạo niềm tin với người tiêu dùng và nâng cao khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu.

Đồng thời, giảm thiểu ô nhiễm sinh học, tạp chất và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, hóa chất bảo quản, phụ gia trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản.

Theo đó, các hộ sản xuất, chế biến, lưu thông, buôn bán đến người tiêu dùng sẽ được phổ biến, hướng dẫn tuân thủ theo quy định pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp. Nhằm ngăn chặn hiệu quả việc kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón hữu cơ, phân bón khác, chất xử lý cải tạo môi trường, chất bảo quản, phụ gia ngoài danh mục, kém chất lượng, không an toàn trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Đồng thời chấn chỉnh việc giết mổ, vận chuyển, mua bán thịt gia súc, gia cầm và giảm thiểu ô nhiễm vi sinh vật có hại. Nâng cao nhận thức, thái độ và thực hành về an toàn thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản.

Dự kiến đến cuối năm 2019 sẽ có 100% cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn huyện được thống kê, cập nhập đưa vào quản lý.Cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của cấp huyện trong được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và kiểm tra đúng quy định trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đạt 100%, chăn nuôi đạt 100% và trồng trọt trên 60%.

Để đạt được chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, các cấp ủy Đảng và chính quyền cần xác định rõ vai trò chủ đạo trong công tác quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.Triển khai kịp thời đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản

Đồng thời ban hành chính sách đặc thù của Nhà nước về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung vào chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao. Tập trung xây dựng cánh đồng lớn năm 2019 trên địa bàn huyện gắn với chuỗi giá trị tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch, nâng cao chất lượng các sản phẩm chủ lực của huyện gắn với liên kết doanh nghiệp tiêu thụ.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm, tập trung vào các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản cũng như các quy định về xử phạt hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật. Chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng đắn công tác quản lý vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn thực phẩm.

Tổ chức triển khai Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương thức quản lý điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quyết định số 602/QĐ-UBND ngày 15/03/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về phân công quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản rủi ro cao, tiêu thụ nhiều nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và thanh tra, truy xuất, xử lý tận gốc các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm. Phối hợp với BCĐ/389 huyện chỉ đạo chặt chẽ các cơ quan: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an huyện, Đội quản lý thị trường, Trung tâm y tế, phòng Kinh tế và Hạ tầng… kiểm tra, xử lý việc tàng trữ, buôn bán chất cấm, hóa chất, kháng sinh, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Trương Anh Sáng

Bài liên quan
  • Kiên Giang: Nói không với thực phẩm kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
    Hiện nay tỉnh Kiên Giang vẫn còn các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống (gọi tắt là các cơ sở thực phẩm) chưa chấp hành tốt các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm từ đó ngộ độc thực phẩm vẫn còn xảy ra và diễn biến phức tạp. Vì vậy, cần tăng cường công tác giáo dục, truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm, đề cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm bảo vệ người tiêu dùng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kiên Giang: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp