Nhật Bản: Đầu tư gần 3 tỷ USD làm năng lượng tái tạo

Mai Anh (t/h)|07/01/2020 04:07
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Đất nông nghiệp ở Fukushima (Nhật Bản) đã không được sử dụng sau thảm họa tan chảy lõi hạt nhân vào năm 2011 đang có cơ hội thứ hai trong việc được tái sử dụng.

8 năm sau thảm họa động đất và sóng thần ở Fukushima năm 2011 dẫn tới sự cố hạt nhân ở lò phản ứng số 1, 2 và 3 buộc nhà máy phải đóng cửa hoàn toàn, khu vực tại đó cũng không thể sinh sống. Nhưng giờ đây Fukushima đang được phát triển trở lại.

Theo đó, dự án sẽ được khởi công từ cuối tháng 3 năm 2024, trị giá 300 tỷ Yên (tương đương 2,75 tỷ USD) để đầu tư cho việc xây dựng 11 trang trại năng lượng mặt trời và 10 trang trại năng lượng gió ở những vùng đất nông nghiệp trên núi bị bỏ hoang.

11 nhà máy điện mặt trời và 10 nhà máy điện gió sẽ được xây dựng tại các trang trại và các khu vực miền núi của Fukushima. Dự tính sản lượng điện có sẵn khoảng 600 megawatt, tương đương 2/3 sản lượng điện của nhà máy điện hạt nhân.

Quận Fukushima đang nhắm mục tiêu 100% năng lượng tái tạo vào năm 2040.

Điện sản xuất bằng năng lượng tái tạo sẽ được sử dụng ở khu vực thủ đô Tokyo. Dự án này cũng xây dựng một hệ thống đường dây với bán kính 80km để kết nối các nguồn năng lượng khác.

Trong năm 2018, Nhật Bản sản xuất 83% năng lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch và điện hạt nhân. Đất nước này đặt mục tiêu chuyển đổi dần dần sang năng lượng tái tạo, hy vọng sẽ tạo ra từ 22% đến 24% năng lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời vào năm 2030.

Trước đó, các tỉnh phía đông bắc Nhật Bản đã liên tiếp chịu hậu quả nặng nề từ ba vụ nóng chảy hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, do tác động của một trận động đất và sóng thần mạnh. Vụ tai nạn khiến lượng lớn chất phóng xạ tan vào khí quyển, buộc chính quyền sơ tán hơn 150 nghìn người dân sinh sống tại đây. Sau vụ tại nạn, 54 lò phản ứng của Nhật Bản đã ngừng hoạt động, 9 lò phản ứng còn hoạt động hiện nay được kiểm tra và quản lý nghiêm ngặt trong mức an toàn.

Mai Anh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhật Bản: Đầu tư gần 3 tỷ USD làm năng lượng tái tạo